Bạn đang cảm thấy hoang mang dù đã rất nỗ lực SEO website rất nhiều nhưng vẫn dính thuật toán Google Panda. Vậy thuật toán Google Panda là gì? Nguyên nhân dẫn đến án phạt và làm thế nào để khắc phục?
Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc trên.
Google Panda là gì?
Google Panda được Google chính thức công bố vào ngày 23/02/2021.
Google Panda (hay thuật toán Panda) là một thuật toán được Google tạo ra nhằm điều chỉnh cách xếp hạng của các kết quả tìm kiếm tốt hơn cho người dùng khi lướt web.
Thuật toán này sẽ “tiêu diệt” các trang chuyên sao chép lại nội dung, có nội dung rác, có thương hiệu không tốt, để ưu tiên các trang có chất lượng tổng thể tốt, thông tin gốc lên thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Google Panda là gì? Bạn đã biết chưa?
Theo số liệu thống kê từ Google, chỉ sau vài tháng áp dụng Google Panda có đến 12% các kết quả tìm kiếm bằng tiếng anh bị ảnh hưởng đến kết quả xuất hiện.
Tên gọi Panda có nghĩa là gấu trúc, đây thực chất là một thuật toán do một kỹ sư công nghệ của Google phát triẻn.
12 nguyên nhân khiến website bị dính án phạt từ thuật toán Panda
Dưới đây là các nguyên nhân chính khiến website bị thuật toán Panda:
1/ Nội dung ít, nghèo thông tin (Thin Content)
Hiển đơn giản thin content là những bài viết ít nội dung, ít thông tin và hình ảnh. Những thông tin đó không hữu ích lắm đối với người dùng
Trong trường hợp này có thể xảy ra các lỗi sau:
- Nội dung không mang lại nhiều thông tin và giá trị cho người đọc
- Nội dung không trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, trả lời thiếu, không đủ ý
- Chia sẻ nội dung không liên quan đến lĩnh vực đang hoạt động của website.
Ví dụ: Với bài viết “Google Panda” này, tôi chỉ định viết khoảng 300 từ và không có thêm bất kỳ một thông tin nào như nguyên nhân, giải pháp hay hình ảnh liên quan thì chắc chắn bài viết sẽ bị liệt kê vào “Thin Content”.
Thin content cũng là lý do khi Google phạt website của bạn
2/ Nội dung trùng lặp (Duplicate Content)
Duplicate content là nội dung được sao chép ít nhất thành 2 bản trên Internet. Nó có thể xảy ra trên các website khác nhau hoặc trên chính website của bạn.
Trên website của bạn có nhiều trang có cùng một văn bản (có thể giống nhau toàn bộ hay một phần) thì rất dễ bị dính đến thuật toán Panda. Nhất là đối với các trang thương mại điện tử thì trường hợp này xảy ra thường xuyên.
3/ Nội dung chất lượng thấp (Low - quality content)
Low - quality content cũng có thể coi là thin content. Đây là dạng nội dung cung cấp sai thông tin, nội dung chất lượng kém không qua thẩm định, thiếu ý, nội dung không mang tính chuyên sâu.
Điều này sẽ khiến người đọc cảm thấy website không có giá trị và sẽ không bao giờ quay lại. Nếu nội dung của bạn bị Google coi là nội dung chất lượng thấp, website của bạn sẽ không bao giờ được xếp hạng trên bảng tìm kiếm.
Xem thêm: 28 Lỗi kỹ thuật SEO thường gặp và cách khắc phục HIỆU QUẢ NHANH CHÓNG nhất
4/ Thiếu độ uy tín và tin cậy (Lack of authority)
Nội dung được tạo ra dựa trên những nguồn thông tin không chính xác hoặc chưa được xác minh. Vấn đề này thường xảy ra với các website chưa được Google xác minh và Entity chưa đủ mạnh.
Google cũng đã tuyên bố rằng để tránh tác động của thuật toán Google Panda thì bạn cần tham khảo dựa trên những nguồn thông tin có mức độ thẩm quyền cao về chủ đề liên quan.
Đồng thời tập trung vào việc sắp xếp nội dung hợp lý để mang lại sự tin tưởng từ phía người đọc thông tin.
5/ Spam nội dung (Content farming)
Trang web của bạn không nên spam một nội dung quá nhiều lần hoặc copy bài từ những trang web khác để xào xáo lại. Nếu điều này xảy ra quá số lần quy định khiến trang web của bạn bị Google phạt.
Hình phạt mà Google dành cho mục spam content là bài viết bị rớt thứ hạng, lượt traffic website giảm...
6/ Nội dung chất lượng thấp từ người dùng (Low-quality user-generated content)
Nội dung trên website của bạn không đáp ứng mong muốn tìm kiếm của người dùng. Vấn đề người đọc quan tâm là các thông tin hữu ích, chứ không phải các bài viết tối ưu SEO khô khan, không biết cách triển khai các ý và cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc.
Ngoài ra, bài viết có thể có nội dung mỏng, sai chính tả và ngữ pháp nhiều...
7/ Nội dung chứa nhiều thông tin quảng cáo (High ads ratio)
Tỷ lệ quảng cáo trên nội dung cao. Bài viết của bạn không tập trung vào cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc, mà chủ yếu quảng cáo và pr
8/ Nội dung kém nhưng gắn quá nhiều link Affiliate
Đây là bài viết chủ yếu tập trung vào quảng cáo để đặt link affilate kiếm tiền. Người dùng thường không thích những nội dung như vậy. Trang web quá tập trung vào bán hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi dựa trên một nội dung không tốt gây phản cảm cho người dùng.
9/ Trang web bị chặn bởi người dùng (Blocked by users)
Trang web đặt quá nhiều quảng cáo, link lên kết, nội dung không tốt, hoặc nhiều vấn đề khác... bị chặn bởi người dùng sẽ không được Google đánh giá cao.
Nếu trang web của bạn bị người dùng chặn, thứ hạng bài viết và website của bạn có thể bị rớt thê thảm.
10/ Viết bài lệch lạc, không khớp truy vấn (Mismatching search query)
Có thể nói đây là hình thức "treo đầu dê bán thịt chó", nội dung của bài viết không đúng với tiêu đề bài viết. Điều này gây thất vọng và có thể là khó chịu cho người dùng. Người dùng không tìm thấy không tin mong muốn, dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao, bị Google đánh giá xấu.
Xem thêm: Tạo website miễn phí chuẩn SEO ở đâu?
11/ Trộn nội dung (Spin Content)
“ Spin Content” - Thuật ngữ này hiểu đơn giản nhất là bạn đang trộn nội dung từ các trang khác nhau thành bài viết của mình. Tuy nhiên quá trình đó không có thêm sự sáng tạo và sắp xếp lại hợp lý, dẫn đến lỗi trùng lặp nội dung.
Chính vì thế, Google đánh giá nội dung trong bài viết của bạn là rác, và hạn chế để người dùng tìm thấy bài viết hoặc trang web của bạn.
12/ “Ăn thịt” từ khóa (Keyword Cannibalization)
Bạn có thể hiểu rằng, cùng một từ khóa nhưng có rất nhiều bài viết và trang web cùng viết bài cùng chủ đề. Vì thế, sự cạnh tranh rất cao, bài viết của bạn sẽ khó lên Top tìm kiếm.
Kết luận
Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về thuật toán Panda và 12 nguyên nhân khiến website của bạn dễ bị dính án phạt từ thuật toán này.
>>> Tạo website kinh doanh miễn phí tại đây