Đối với các bạn SEOer hay các nhà quản trị website cụm từ Search Intent đã quá quen thuộc. Tuy nhiên, nhiều bạn mới làm SEO hoặc đang tự học làm SEO web ở nhà sẽ không rõ về khái niệm này.
Trong bài viết này, Eziweb sẽ chia sẻ các kiến thức liên quan đến Search Intent, cũng như hướng dẫn bạn cách tối ưu Search Intent để đạt được hiệu quả SEO nhanh chóng và cao nhất nhé!
Search Intent có nghĩa là gì?
“Search Intent” có nghĩa là “ý định tìm kiếm”. Cụm từ và khái niệm này lần đầu tiên được Andrei Broder đưa ra vào năm 2002. Ông cho rằng ý định tìm kiếm có thể được chia thành 3 mục đích:
- Tìm kiếm thông tin: Người dùng có mục đích tìm kiếm để thu thập thông tin miễn phí
- Tìm kiếm điều hướng: Người dùng có mục đích tìm kiếm một website cụ thể nào đó.
- Tìm kiếm giao dịch: Người dùng tìm kiếm với mục đích mua hàng.
Ý định tìm kiếm hiểu đơn giản là lý do người dùng tìm kiếm đằng sau mỗi từ khóa đó? Tại sao người dùng lại tìm kiếm từ khoá đó hoặc có thể là họ đang tìm kiếm ý định của từ khóa đó? Hoặc là họ muốn mua hàng?
9 dạng Search Intent phổ biến hiện nay bạn cần biết
Dựa trên chia sẻ của tác giả Andrei và Kane Jamison ý định tìm kiếm của người dùng được chia thành 9 loại sau đây.
9 loại tìm kiếm này chính là 9 dạng Search Intent phổ biến.
1/ Research Intent: Người dùng muốn tìm kiếm thêm thông tin
Đây là loại tìm kiếm phổ biến nhất, người dùng chủ yếu tìm kiếm dựa trên các câu hỏi. Vì thế kết quả trả về đều là các nghiên cứu, giải thích, khái niệm, wikipedia, các bài phân tích trên các trang web và blog có viết về vấn đề đó.
Đối với loại tìm kiếm này, người dùng mong muốn được học hỏi, biết thêm các thông tin hữu ích.
2/ Answer Intent: Người dùng muốn tìm câu trả lời
Đây là loại tìm kiếm, người dùng tìm kiếm dựa trên các câu hỏi, kết quả trả về sẽ là câu trả lời dưới dạng hộp định nghĩa (definition boxes), hộp tính (calculator boxes), hộp trả lời (answer boxes), thông tin thời tiết hôm nay, tỷ số thể thao,… và các kết quả này luôn đứng ở vị trí TOP 0.
3/ Local Intent: Người dùng muốn tìm kiếm kết quả địa phương
Đây là loại tìm kiếm người dùng muốn tìm kiếm một địa điểm nào đó. Kết quả trả về sẽ xuất hiện Google Map và bản đồ chỉ đường cùng với từ khoá mà bạn đang tìm kiếm.
Cũng có trường hợp khác, khi ai đó hỏi về địa điểm Local internet xuất hiện bản đồ trong bảng tri thức (knowledge panel).
4/ Transactional Intent: Người dùng muốn mua hàng
Là loại tìm kiếm người dùng muốn đặt hàng, mua sản phẩm. Kết quả trả về đáp ứng mong muốn đó của người dùng.
Google sẽ hiển thị danh mục mua sắm sản phẩm mà người dùng tìm kiếm. Kết quả trả về là các website bán hàng hoặc các shop đang kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki,…
5/ Video Intent: Người dùng muốn tìm kiếm nội dung video
Là dạng tìm kiếm người dùng có ý định tìm video. Từ khóa tìm kiếm có từ “kênh” “Youtube”,… Kết quả Google trả về thường là các kênh youtube hoặc các video trên youtube có ảnh bìa Thumbnail.
6/ Visual Intent: Người dùng muốn tìm kiếm ý tưởng hình ảnh liên quan
Là dạng ý định tìm kiếm mà khi kết quả trả về là cách hình ảnh nằm trong TOP 10 hoặc các trang chuyên chia sẻ hình ảnh, nổi tiếng nhất như Pinterest…
7/ Fresh Intent / New Intent: Người dùng muốn tìm thông tin mới nhất
Dấu hiệu nhận biết của dạng tìm kiếm này là kết quả trả về thường là tin tức nằm trong Story box, các mục xem nhiều trong ngày/tuần/tháng hoặc các link tweet/facebook/tiktok/insta, các trang tin tức….
8/ Branded Intent: Người dùng muốn tìm kiếm thương hiệu cụ thể
Người dùng đã biết về tên một thương hiệu nào đó và muốn tìm kiếm trang web các thông tin liên quan về thương hiệu này.
Kết quả trả về có thể là website của thương hiệu, các trang mạng xã hội hoặc kênh youtube của thương hiệu đó.
9/ Split Intent: Người dùng có nhiều ý định khác nhau
Hiểu đơn giản, người dùng muốn tìm kiếm nhiều ý định trong một lần Search, hay còn gọi đó là ý định hỗn hợp, hoặc ý định của người dùng không rõ ràng cụ thể, người dùng muốn tìm kiếm một thông tin chung chung.
Kết quả trả về của loại tìm kiếm này có thể là 8 kết quả của các loại tìm kiếm trên.
Hướng dẫn cách tối ưu Search Intent I SEO web hiệu quả hơn
1/ Tại sao cần tối ưu Search intent?
Search intent chính là ý định tìm kiếm, vấn đề người dùng (khách hàng của bạn) đang quan tâm.
Bạn hãy dựa vào ý định tìm kiếm của người dùng để viết bài, lên hình ảnh và video đúng vấn người dùng đang quan tâm. Như vậy, bài viết và trang web của bạn sẽ dễ dàng lên Top tìm kiếm trên Google hơn.
2/ Lợi ích của trang web khi được tối ưu Search intent
Như đã trình bày ở trên, khi bài viết, video, hình ảnh của bạn được tối ưu theo các Search intent thì thông tin đó chắc chắn hữu ích và phù hợp đối với người dùng.
Vì vậy, Google sẽ ưu tiên trả về cho người dùng kết quả tìm kiếm có bài viết trên trang web của bạn. Điều này, giúp tăng traffic cho website, dẫn đến tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh số.
Một số lợi ích của trang web đã được tối ưu Search intent:
- Tăng traffic, tăng lượt xem cho website
- Giảm tỷ lệ thoát trang
- Tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn
- Có khả năng được hiển thị trong thông tin phản hồi hữu ích của Google.
- Xuất hiện trong TOP 0 kết quả tìm kiếm (đứng đầu danh sách kết quả tìm kiếm được trả về)
3/ Quy trình xác định đúng Search Intent của người dùng
Mỗi một lĩnh vực sẽ có đối tượng người dùng và tệp khách hàng nhất định. Họ sẽ tìm kiếm thông tin trên google thông qua các từ khoá. Các từ khóa này chính là ý định tìm kiếm của người dùng.
Bạn chỉ cần sử dụng các công cụ check từ khoá miễn phí để biết được người dùng đang tìm kiếm từ khoá nào mỗi ngày trong lĩnh vực bạn làm.
Công cụ check từ khóa được tìm kiếm nhiều miễn phí, chính xác nhất như:
- Google Trends
- Google search box
- Keyword Tool.io
- LSI Graph
4/ Hướng dẫn cách tối ưu Search Intent
Sau khi đã hiểu được ý định tìm kiếm của khách hàng. Bạn cần lên nội dung phù hợp và tối ưu nội dung đó.
- Tối ưu ý định điều hướng
Nếu bạn muốn điều hướng khách hàng xem một website nào khác của bạn. Bạn cần đảm bảo rằng thông tin trong trang web đó hữu ích đối với họ.
Bạn cần sử dụng tên sản phẩm hoặc thương hiệu của mình ở Title, các thẻ H và mô tả của bài viết.
- Tối ưu ý định tìm kiếm thông tin
Cũng giống như trên, bạn cần tối ưu nội dung bài viết, thẻ H và mô tả đúng với nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
- Tối ưu ý định mua hàng
Để kích thích khách mua hàng nhiều hơn, bạn cần tối ưu bài viết bằng các hình ảnh sản phẩm bắt mắt, đưa ra các chương trình KM giảm giá,…
Luôn có nút CTA kêu gọi đặt hàng, hỗ trợ thanh toán online,…
Kết luận
Trên đây là toàn bộ bài viết chia sẻ về Search Intent cũng như các loại Search Intent phổ biến và cách tối ưu ý định của người dùng để công việc SEO web đạt được kết quả tốt nhất.
Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết, Eziweb sẽ giải đáp giúp bạn nhé!