Footer là một phần quan trọng khi thiết kế website bạn cần chú ý. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu Footer và những lưu ý khi thiết kế Footer website để đạt được hiệu quả cao và tính thẩm mỹ.
Trong bài viết này, Eziweb sẽ chia sẻ tất tần tật về Footer website. Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm quý giá.
Footer là gì? Những điều cơ bản cần biết
1/ Định nghĩa Footer website
Footer hoặc là Footer website: Hay còn gọi là chân trang.
Đây là phần nằm ở cuối trang web, đồng thời được hiển thị ở mọi trang có trong website của bạn.
Mỗi nhà quản trị hay chủ website rất chú trọng thiết kế Footer. Vì đây là nơi thể hiện rõ nét nhất những thông tin quan trọng của doanh nghiệp muốn gửi gắm đến người dùng khi họ truy cập vào website.
2/ Bố cục của Footer website
Bố cục của Footer web gồm 7 phần, cụ thể như sau:
- Địa chỉ liên hệ.
- Bản đồ chỉ đường
- Thông tin bản quyền website.
- Menu.
- Link liên kết đến các trang mạng xã hội của doanh nghiệp
- Các dịch vụ đơn vị chủ quản website cung cấp.
- Thông tin liên hệ, số điện thoại, địa chỉ email.
Xem thêm: Hướng dẫn thiết kế website doanh nghiệp uy tín free trên Eziweb
Tìm hiểu vai trò của Footer đối với website
Footer website là yếu tố quan trọng, không thể thiếu của mỗi trang web.
Thật sai lầm khi nhiều đơn vị chủ quản hoặc chủ doanh nghiệp có ý định bỏ mục Footer khi thiết kế website. Mặc dù người xem nhiều khi không chú trọng đến thông tin liên hệ, địa chỉ công ty … Tuy nhiên, nếu có phần này trong website sẽ tạo được sự chuyên nghiệp và uy tín đối với khách hàng.
Footer nằm ở phần chân trang web, ngoài tác dụng cung cấp đầy đủ thông tin của doanh nghiệp. Còn có tác dụng khác là điều hướng người dùng đến các tài khoản mạng xã hội khác của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những cách điều hướng người dùng rất tốt.
5 lưu ý quan trọng khi thiết kế Footer website
1/ Tổng hợp nội dung chính sẽ thể hiện ở phần chân trang
Đây là bước đầu tiên khi bắt đầu thiết kế Footer website. Như đã trình bày ở trên, bố cục 1 Footer website chuyên nghiệp gồm 7 phần.
Bạn hãy viết ra những nội dung chính và tổng hợp lại dựa theo các tiêu chí sau đây:
- Công ty của bạn phát triển về lĩnh vực gì?
- Tên công ty?
- Địa chỉ công ty ở đâu?
- Cách thức liên hệ?
- Đơn vị chủ quản của website?
- Các sản phẩm, dịch vụ chính
- ….
Cần ghi nhớ, Footer website là nơi thể hiện thông tin chính và chọn lọc nhất, tránh viết dài dòng.
2/ Thiết kế một bức ảnh đẹp cho vào chân trang web
Bạn có thể lựa chọn một bức ảnh đẹp về doanh nghiệp, hoặc thiết kế một bức ảnh thương hiệu để cho vào phần chân trang web để làm điểm nhấn. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp, độc đáo và sáng tạo trong cách gây ấn tượng với khách hàng khi họ truy cập vào trang web của bạn.
3/ Hãy thể hiện phong cách riêng của doanh nghiệp
Bạn có thể tham khảo nhiều mẫu thiết kế chân trang website của các doanh nghiệp lớn cùng lĩnh vực để học hỏi. Tuy nhiên, hãy thiết kế ảnh chân trang web có sự sáng tạo và độc đáo riêng, đồng bộ với bộ nhận diện thương hiệu website của bạn.
Tạo website miễn phí có footer web đẹp tại: EziWeb – Nền tảng tạo website miễn phí
4/ Hãy thêm Social Icon
Có thể nói, hiện tại các trang mạng xã hội như facebook, insta, youtube hay titkok,… đang phát triển vô cùng mạnh mẽ với lượng người dùng truy cập “khổng lồ” mỗi ngày.
Do đó, việc liên kết trang web với các tài khoản mạng xã hội và ngược lại cũng là một cách truyền thông rất tốt. Giúp bạn quảng bá được hình ảnh doanh nghiệp rộng rãi hơn, cơ hội tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng tự nhiên và mở rộng thị trường kinh doanh.
Vì vậy, hãy thêm các icon là biểu tượng của các trang mạng xã hội và tài khoản mạng xã hội tương ứng của doanh nghiệp vào đó.
5/ Chú ý tạo sự tương phản khi thiết kế chân trang
Ý nghĩa của sự tương phản trong thiết kế website là tạo điểm nhấn và ấn tượng cho người truy cập. Do đó, bạn hãy tạo sự tương phản cho Footer bằng cách sử dụng hình khối, màu sắc tạo sự nổi bật.
Phân biệt Header và Footer trong thiết kế website
Đây là hai phần hoàn toàn khác nhau của trang web, nằm ở vị trí đầu trang và cuối trang.
- Chú trọng thiết kế đầu trang (Header) và chân trang (Footer)
Tuy có sự khác nhau về vị trí, thế nhưng khi thiết kế 2 phần này đều cần đầu tư và chú trọng. Đây là hai phần cố định, gần như không thay đổi trong suốt quá trình trải nghiệm của người dùng.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ bài viết trình bày về Footer cũng như cách thiết kế Footer website chuyên nghiệp và hiệu quả. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn đúc kết được 1 vài tips hữu ích khi thiết kế Footer website của mình thời gian tới nhé.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Eziweb.
Nếu bạn muốn thiết kế website miễn phí để phát triển hoạt động kinh doanh thì hãy click ngay vào đường link bên dưới.
>> Tạo website bán hàng free 100% trên Eziweb tại đây