SSL là gì? Tại sao phải đăng ký SSL cho website? Tất cả thông tin cần biết!
SSL là giao thức sử dụng mã hoá hiện đại để truyền thông tin một cách an toàn và bảo mật trên môi trường Internet.
Tuy nhiên, có nhiều bạn chưa hiểu SSL là gì? Tại sao cần đăng ký SSL cho website? Trong bài viết này Eziweb sẽ giải đáp về vấn đề này và chia sẻ nhiều thông tin hữu ích khác liên quan đến SSL có thể bạn chưa biết.
Mời bạn cùng theo dõi bài viết nhé!
SSL thực chất là gì?
1/ Định nghĩa SSL
SSL – Viết tắt của cụm từ Secure Sockets Layer, có nghĩa là: Tiêu chuẩn công nghệ cho phép kết nối mã an toàn giữa máy chủ và trình duyệt web.
SSL giúp đảm bảo dữ liệu được truyền đi riêng tư và đáng tin cậy. Các thông tin truy cập và thanh toán của người dùng được bảo mật và an toàn tuyệt đối.
2/ SSL bao gồm hai giao thức con
Hai giao thức con của SSL bao gồm:
- SSL Record: Xác định định dạng truyền dữ liệu
- SSL Handshake: Dùng trao đổi thông tin giữa server và client khi lần đầu thiết lập kết nối SSL.
3/ Tiêu chuẩn SSL là gì?
Tiêu chuẩn SSL chỉ được cung cấp bởi các đơn vị phát chứng thư (CA) có uy tín trên thế giới. Chỉ đăng ký được SSL khi đã thực hiện xác thực thông tin về chủ đăng ký, mức độ tin cậy và giá trị của website hữu ích và an toàn đối với người dùng.
4/ Chứng chỉ bảo mật SSL trên website doanh nghiệp
Chứng chỉ này giúp khách hàng có thể truy cập vào trang web của doanh nghiệp an toàn, thông tin được bảo mật hoàn toàn. Người dùng cũng có thể xác minh độ tin cậy của website
Tại sao cần sử dụng SSL cho website?
Eziweb khuyên bạn nên sử dụng SSL cho website
Có 3 lý do chính khiến bạn nên sử dụng SSL cho website
Thứ nhất: Giúp khách hàng của bạn tránh truy cập vào website giả mạo
Chứng chỉ bảo mật SSL trên website giúp khách hàng nhận biết được trang web của bạn đã được xác minh.
Hạn chế việc khách hàng truy cập vào trang web giả mạo trang web của bạn, trở thành con mồi của các website lừa đảo, mà bạn cũng mất đi khách hàng và sự uy tín.
Thứ 2: Hạn chế website bị hacker tấn công
Chứng chỉ SSL hạn chế được việc tấn công của hacker khi bạn đăng ký tên miền để sử dụng dịch vụ website, mail,…Đồng thời chứng chỉ này cũng giúp doanh nghiệp tránh được việc nghe trộm của các hacker.
Khi sử dụng SSL giúp các dữ liệu an toàn không bị thay đổi bởi hacker, bảo mật dữ liệu, dữ liệu chỉ được giải mã bởi người nhận.
Thứ 3: Giúp nâng cao thứ hạng website, khẳng định giá trị thương hiệu
Chứng chỉ SSL là một trong các tiêu chuẩn đánh giá website của Google. Nếu như trang web của bạn có chứng chỉ này, điểm số SEO và mức độ uy tín sẽ cao hơn.
Không chỉ được Google đánh giá cao, người dùng cũng rất an tâm khi truy cập vào các trang web có chứng chỉ SSL
7 Lợi ích tuyệt vời khi sử dụng SSL cho website
- Các giao dịch trên website được xác thực.
- Nâng cao uy tín và khẳng định trang web của bạn an toàn
- Các giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng được thực hiện an toàn và bảo mật
- Bảo mật webmail, các ứng dụng như exchange, outlook, office communication server.
- Bảo mật truy cập Control Panel.
- Bảo mật dịch vụ FTP.
- Bảo mật các dịch vụ truyền dữ liệu mạng nội bộ, file sharing, extranet.
Phân loại chứng chỉ SSL. Website của bạn nên đăng ký chứng chỉ SSL nào?
Tìm hiểu phân loại chứng chỉ SSL
Có 5 loại chứng chỉ SSL như sau:
1/ DV-SSL
DV-SSL: Viết tắt của cụm từ Domain Validated SSL là chứng chỉ xác thực tên miền. Đây là chứng chỉ dùng để mã hoá cơ bản cho các khách hàng cá nhân với giá thành tương đối rẻ. SSL DV chỉ yêu cầu xác minh quyền sở hữu tên miền.
Thời gian đăng ký và xác minh tên miền rất nhanh.
2/ OV-SSL
OV-SSL: Viết tắt của Organization Validation SSL, chứng chỉ xác thực tổ chức. Chứng chỉ này dành cho các tổ chức và doanh nghiệp có độ tin cậy cao.
Để đăng ký chứng chỉ này bạn cần xác minh tên miền, xác minh doanh nghiệp vẫn đang tồn tại và hoạt động bình thường. Sau khi đăng ký OV-SSL tên doanh nghiệp sẽ được hiển thị chi tiết trên chứng chỉ OV được cấp.
3/ EV-SSL
EV-SSL: Viết tắt của Extended Validation SSL, chứng chỉ xác thực mở rộng. EV SSL có độ tin cậy cao nhất chỉ dành cho các tổ chức và doanh nghiệp đang hoạt động, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của tổ chức CA-Browser Forum trong quá trình xác minh doanh nghiệp.
Khi đăng ký được chứng chỉ này, người dùng truy cập vào trang web của bạn, thanh địa chỉ của trình duyệt sẽ chuyển sang màu xanh lá cây, đồng thời hiển thị tên doanh nghiệp sở hữu website đó.
4/ Wildcard SSL
Wildcard SSL là chứng chỉ dành cho các website có nhu cầu sử dụng SSL cho nhiều subdomain khác nhau. Chứng chỉ bảo mật này có thể chạy không giới hạn tên miền phụ với một chứng chỉ ssl duy nhất.
5/ UC/SAN SSL
Chứng chỉ này hơi đặc biệt một chút, được thiết kế riêng cho các ứng dụng Communication của Microsoft như Microsoft Exchange Server, Lync Microsoft Office Communications.
UC/SAN SSL là giải pháp tiết kiệm cho các môi trường khác như Share Hosting & QA Testing.
6/ Nhận xét
Trên đây là 5 loại chứng chỉ SSL phổ biến, bạn có thể đăng ký loại chứng chỉ SSL phù hợp cho website của mình nhé.
Các loại thuật toán được dùng trong SSL có thể bạn chưa biết
Tìm hiểu các thuật toán dùng trong SSL
Các thuật toán mã hoá và xác thực của SSL bao gồm:
- Thuật toán DES: thuật toán có chiều dài khóa 56 bit.
- Thuật toán DSA: được chính phủ Mỹ sử dụng để xác thực số
- Thuật toán 3-DES: thuật toán có độ dài khóa gấp 3 lần độ dài khóa trong mã hóa của DES.
- Thuật toán MD5: được phát triển bởi Rivest phát triển, tên đầy đủ là Message Digest Algorithm.
- Thuật toán KEA: thuật toán trao đổi khóa được chính phủ Mỹ sử dụng
- Thuật toán RSA: thuật toán mã hóa công khai cho quá trình xác thực và mã hóa dữ liệu.
- RC2 và RC4: thuật toán được mã hóa dùng cho RSA Data Security.
- Thuật toán SHA-1: Tên đầy đủ của thuật toán là Secure Hash Algorithm.
- Thuật toán RSA key Exchange: Thuật toán dựa trên thuật toán RSA.
Kết luận
Trên đây là bài viết chia sẻ toàn bộ thông tin về SSL và các loại chứng chỉ SSL, cũng như lợi ích khi sử dụng SSL cho website. Hy vọng các thông tin này hữu ích với bạn.
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến SSL bạn có thể để lại bình luận phía dưới bài viết, Eziweb sẽ giải đáp giúp bạn nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết !