Bạn là người mới nên chưa nắm rõ quy trình và công việc của một quản trị viên website?
Vậy thì đừng vội bỏ qua bài viết này, sau đây Eziweb sẽ hướng dẫn bạn các cách quản trị website dành cho người mới đơn giản và hiệu quả nhất. Mời bạn cùng theo dõi bài viết và note lại những ý kiến hay nhé.
Quản trị website là gì? Những thông tin cơ bản nhất
Hiểu đơn giản nhất quản trị website là quá trình thực hiện các công việc để quản lý, bảo dưỡng, vận hành và tối ưu trang web. Mục đích của công việc này là đảm bảo trang web hoạt động ổn định và phát triển hơn mỗi ngày
Quản trị website thường bao gồm 4 công việc sau đây:
Các công việc liên quan đến kỹ thuật
Những công việc này là duy trì server, sửa lỗi code, kịp thời khắc phục các lỗi có thể xảy ra trên trang web.
Viết bài, lên content + Thiết kế ảnh
Bạn cần viết bài, tối ưu nội dung chuẩn SEO, cập nhật thông tin mới để đăng tải lên website mỗi ngày. Chú ý đến việc thiết kế hình ảnh mới, làm video mới đảm bảo sự tươi mới cho trang web.
Tối ưu SEO cho website
Bạn cần tối ưu nội dung bài viết, hình ảnh, video chuẩn SEO. Sau đó tối ưu tổng thể cho trang web và đi link, xây dựng backlink cho trang web.
Công việc quảng bá website
Công việc quảng bá và pr cho website bao gồm việc chạy ads Google, Facebook ads, Zalo ads, Tiktok ads…
Nhận xét
Như vậy, có thể thấy công việc quản trị website bao gồm nhiều lĩnh vực về Lập trình – Seo - Content - Thiết kế ảnh. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu và học hỏi về tất cả các lĩnh vực kể trên để quản trị website tốt nhất.
Ngoài ra, bạn có thể quản trị web theo team để phân chia công việc theo chuyên môn của từng người.
Xem thêm: 8 Yếu tố xếp hạng của Google SEO giúp vượt mặt đối thủ
Hướng dẫn từ A- Z cách quản trị website cho người mới
Hướng dẫn cách quản trị website cho bạn mới từ a-z
Công việc của một quản trị viên web, bao gồm 5 công việc cụ thể sau đây.
Thứ nhất: Quản trị giao diện website
Giao diện website là được coi là bộ mặt của doanh nghiệp. Vì thế, bạn cần chăm sóc giao diện website mỗi ngày.
Giao diện website cần được thiết kế hiện đại, trang chủ website nên thường xuyên cập nhật hình ảnh nổi bật mới để thu hút khách hàng.
Nhu cầu thẩm mỹ của người dùng và xu hướng thiết kế web thay đổi theo thời gian. Bạn cần chú ý để thay đổi website theo thị hiếu của người dùng và thời đại.
Thứ 2: Quản trị nội dung website
Nội dung website là yếu tố đặc biệt quan trọng, giúp giữ chân người dùng ở lại lâu hơn trên website của bạn, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, bùng nổ doanh số. Vì vậy, bạn cần viết nội dung chuẩn SEO, cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng để bài viết trên website lên Top tìm kiếm.
Thứ 3: Xây dựng kế hoạch cho website
Để website phát triển tốt, bạn nên có kế hoạch phát triển website mỗi ngày. Vạch ra chiến lược cụ thể, ví dụ như sau:
Phát triển website bằng chiến lược SEO CONTENT. Mỗi ngày cập nhật 1 – 3 bài viết mới chuẩn SEO và đi link cho website.
Phát triển website bằng chiến lược chạy quảng cáo: Bạn có thể chạy landing page, chạy bài viết trực tiếp trên trang. Ngoài ra, bạn có thể chạy quảng cáo: FB ads, Zalo ads, Tiktok ads…
Lưu ý: Để các chiến lược phát triển website hiệu quả, bạn cần chuẩn bị nội dung tốt quảng cáo tốt, hình ảnh quảng cáo, ngân sách…
Thứ 4: Quản lý đường truyền Hosting
Hosting ảnh hưởng đến tốc độ load trang và tính ổn định của website. Vì vậy, bạn cần lựa chọn đơn vị cung cấp hosting uy tín, chất lượng cao, hỗ trợ bạn kịp thời khi website xảy ra sự cố.
Xem thêm: Hosting là gì? Thông tin cần biết về hosting để làm website hiệu quả
Thứ 5: Đánh giá hiệu quả quản trị web
Sau mỗi chiến dịch quảng bá website, trên các công cụ chạy ads, bạn có thể đánh giá được hiệu quả của chiến dịch.
Đối với các bài viết chuẩn SEO và công việc SEO web, sau 3 - 6 tháng từ khóa hoặc bài viết mới có thể lên top tìm kiếm. Bạn dựa vào kết quả tìm kiếm để đánh giá mức độ hiệu quả của công việc.
Hướng dẫn chi tiết công việc của một quản trị viên web mới học
Sau đây là công việc cụ thể của một quản trị viên web mới học, cụ thể như sau:
Công việc hàng ngày
Hàng ngày bạn nên nên backup website, kiểm tra xem website có gặp vấn đề gì không? Nếu trang web xảy ra vấn đề gì bất thường thì kịp thời khắc phục và xử lý.
Mỗi ngày bạn nên đăng tải 1 đến 3 bài viết mới cho website, nên tối ưu bài viết chuẩn seo và hình ảnh cho bài viết trước khi đăng tải lên website.
Công việc hàng tuần
Bạn nên cập nhật Theme, cập nhật plugin… cho website. Thêm vào đó, bạn nên vào thử website trên nhiều trình duyệt, thiết bị di động khác nhau xem trang web có lỗi gì không để kịp thời khắc phục và tối ưu lại website.
Công việc hàng tháng (hay hàng quý)
Sau một thời gian phát triển web, bạn cần tổng kết và đánh giá lại hiệu quả. Bạn có thể dùng các công cụ phân tích và đánh giá website như Google Analytics và một vài công cụ khác để đánh giá hiệu quả hoạt động web.
Đưa ra hướng phát triển mới hiệu quả hơn cho website. Đồng thời, bạn cùng cần kiểm tra lại loading time, kiểm tra form, loại bỏ các theme hoặc plugin không sử dụng, kiểm tra lại backup, tối ưu lại cơ sở dữ liệu…
Công việc hàng năm
Bạn nên cập nhật copyright, đưa ra chiến lược phát triển nội dung theo từng thời điểm, phù hợp với quá trình phát triển của công ty và xu hướng content được yêu thích.
Thêm vào đó bạn cũng cần review, đánh giá plugin và theme, cập nhật bản Wordpress tiêu chuẩn hoặc cập code nếu cần.
Top 3 công cụ hỗ trợ công việc quản trị web cho người mới
Để công việc quản trị website đơn giản và dễ dàng hơn, bạn có thể sử dụng các công cụ quản lý và đánh giá website sau đây:
Google Analytics
Công cụ này giúp bạn đo lường hiệu quả hoạt động của trang web, bạn có thể biết được: Số lượng người truy cập, tỷ lệ thoát trang, vị trí của người truy cập, tốc độ truy cập internet…
GA cung cấp rất nhiều chỉ số quan trọng khác từ tổng quan đến chi tiết.
Google Search Console
Công cụ này cho bạn biết: Lý do người dùng truy cập vào trang web của bạn, từ khoá nào được tìm kiếm nhiều nhất, thông tin về index và lập chỉ mục trên Google,…
Sử dụng Google Search Console để nhận được thông báo các lỗi có thể xảy ra trên trang web như: lỗi malware gây hại cho người dùng, lỗi cản trở crawler index…
Webmaster Tools
Công cụ này đo tính thân thiện của website đối với người dùng. Bạn có thể kiểm tra xem website của mình đã thân thiện với các thiết bị di động hay chưa, tốc độ load trang ổn định hay không với công cụ này.
Trên đây, đều là các công cụ đánh giá website rất tốt và hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các công cụ theo dõi và đánh giá web free khác.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ bài viết chia sẻ về cách quản trị website cho người mới bắt đầu từ A- z. Trong bài viết cũng đã nêu rõ lý do vì sao cần học quản trị website và hướng dẫn chi tiết công việc của một quản trị web mới học.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hy vọng các thông tin này hữu ích với bạn.
>>> Bạn có thể lập website miễn phí tại đây