Để xây dựng được trang web có thứ hạng cao trên Top tìm kiếm của Google, việc thường xuyên kiểm tra và đánh giá website là việc làm cần thiết.
Trong bài viết này, Eziweb sẽ hướng dẫn bạn sử dụng 3 công cụ đánh giá website tốt nhất của Google và bật mí một vài tiêu chí Google đánh giá website để bạn tham khảo.
Tại sao phải kiểm tra website thông qua các công cụ đánh giá?
Các công cụ tìm kiếm, phổ biến nhất hiện nay là Google sẽ chấm điểm cho website của bạn thông qua rất nhiều tiêu chí, sau đó sẽ xếp hạng và phân loại trang web của bạn.
Website có nhiều tiêu chí đạt chuẩn thì điểm càng cao, thứ hạng website cũng như từ khóa của của trang cũng ngày càng tăng lên.
Chính vì vậy, để có thể đạt được hiệu quả SEO web cao nhất, nhanh chóng nhất. Chúng ta cần thường xuyên kiểm tra website thông qua các công cụ đánh giá của Google để biết được rằng: Website của bạn có lỗi nào chưa tối ưu, thời gian người dùng ở lại trang website của bạn trong bao lâu,…
Từ đó, có thể tối ưu lại bài viết hình ảnh cho chuẩn SEO, viết các bài có nội dung chất lượng cao tránh tỷ lệ thoát trang quá nhanh…
Top 3 công cụ đánh giá website của Google chính xác nhất 2022
Dưới đây, là 3 công cụ đánh giá website chuẩn xác của Google bạn có thể sử dụng.
1/ Công cụ đánh giá website bằng Google Analytics
Google Analytics viết tắt là GA, là công cụ đánh giá website chuẩn xác nhất của Google được nhiều người sử dụng.
Với công cụ này bạn có thể phân tích và thống kê từ tổng quan cho đến chi tiết tất cả các dữ liệu trên website bao gồm:
- Thời gian thực: Tổng quan, Vị trí, Nguồn lưu lượng, Nội dung, Sự kiện, Chuyển đổi
- Đối tượng: Tổng quan, người dùng/ người dùng mới, số lượt xem trang, số phiên, thời gian ở lại trên web của người dùng, …
- Thu nạp: phân tích số liệu các chiến dịch, đo lường hiệu quả các chương trình quảng cáo,…
- Hành vi người dùng: Người dùng làm gì trên trang web của bạn và tỷ lệ thoát trang
- Lượng chuyển đổi trên website
Xem thêm: EziWeb – Nền tảng tạo website miễn phí
Ưu điểm khi sử dụng GA để đánh giá website:
- Miễn phí, dễ dàng sử dụng và cài đặt
- Công cụ có nhiều tính năng ưu việt đưa ra rất nhiều chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả.
Hạn chế khi sử dụng GA để đánh giá website
Để nói về hạn chế của GA thì chắc là không có hạn chế nào, đây thực sự là công cụ đánh giá website hoàn toàn miễn phí và rất tốt của Google.
2/ Công cụ đánh giá website bằng Google Search Console
GSC - Công cụ đánh giá website của Google được nhiều người sử dụng
Google Search Console viết tắt là GSC. Cũng giống như GA, GSC cũng là một trong 2 công cụ đánh giá website phổ biến của Google được nhiều người sử dụng.
Google Search Console còn có tên gọi khác là Google Webmaster Tool. Đây là công cụ phân tích, đánh giá, đo lường website hoàn toàn miễn phí dành cho cá nhân, doanh nghiệp.
Google Search Console giúp bạn:
- Yêu cầu Google lập chỉ mục, Index bài viết
- Biết được các thông tin liên quan đến tình trạng web (lỗi 404, lỗi server, lỗi thu thập dữ liệu)
- Lượng traffic vào web, số click
- Theo dõi link trên web (link nội bộ & backlink), sitemaps
- Hiển thị list từ khóa người dùng hay tìm kiếm…
Nhờ đó, Admin của trang web có thể biết được tình hình tổng quan của website, các lỗi trang web gặp phải để kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục, giúp Onpage SEO và Offpage SEO tốt hơn.
Ưu điểm khi sử dụng GSC để đánh giá website
- Hoàn toàn miễn phí
- Thông tin đánh giá có độ chính xác cao
Hạn chế khi sử dụng GSC để đánh giá website
Thời gian để Google đánh giá website, đưa ra số liệu cụ thể cho bạn khá lâu (thường 1 đến 2 ngày). Người dùng cần click vào từng URL mới có thể kiểm tra được từ khoá nào đang lên Top
Số lượng từ khóa được kiểm tra còn hạn chế. GSC chỉ cho phép kiểm tra tối đa thứ hạng của 999 từ khóa.
3/ Công cụ đánh giá website bằng Google PageSpeed Insights
Ngoài 2 công cụ trên thì Google PageSpeed Insights cũng là công cụ đánh giá website nổi tiếng.
Tuy nhiên công cụ này chủ yếu đánh giá về mức độ thân thiện của website trên các loại thiết bị như máy tính, điện thoại di động dựa trên các tiêu chí nhất định và trải nghiệm của người dùng.
Google PageSpeed Insights giúp bạn biết được:
- Điểm tốc độ web (speed core)
- Số liệu thực (field data)
- Dữ liệu lab (lab data)
- Cơ hội (opportunities)
- Chẩn đoán (Diagnostics)
- Tổng hợp hiệu suất (passed audits)
Cách tính điểm của Google PageSpeed Insights trong thang điểm từ 0 – 100 điểm để đánh giá về mức độ thân thiết của website đối với người dùng.
Bạn có thể dựa vào kết quả này để điều chỉnh lại website để đạt số điểm cao hơn.
Xem thêm: Chăm sóc website là gì – 8 Cách chăm sóc website tốt nhất 2022
Các tiêu chí Google đánh giá website? Bạn nhất định phải biết
Google thường đánh giá website dựa trên 2 tiêu chí sau đây:
- Tiêu chí thứ nhất: Về hình thức, cấu trúc trang web
- Tiêu chí thứ 2: Về nội dung website.
Cụ thể như sau:
1/ Xét về hình thức, cấu trúc trang web
- Title (tiêu đề bài viết) – thẻ H1: Yêu cầu có chứa keyword chính (chứa từ khoá chính. Viết ngắn gọn, có đầy đủ mô tả và nội dung bao quát của bài viết
- Meta description (phần mô tả bài viết): Cần viết ngắn gọn lôi cuốn được người đọc, chứa từ khóa chính, nêu bật được nội dung chính trong bài.
- Thẻ Canonical: Ngăn chặn việc có 2 URL cùng chung một nội dung.
- Hình ảnh trên web: Sử dụng hình ảnh đúng kích thước chuẩn Seo, hình ảnh đẹp, tối ưu đầy đủ thẻ alt, mô tả ảnh.
- URL (đường dẫn web): Yêu cầu viết ngắn gọn, có chứa từ khóa chính, không dài quá 75 ký tự.
- Sitemap: Là yếu tố cần phải làm tốt để Google hiểu rõ hơn về trang web của bạn, từ đó chấm điểm cao hơn cho website của bạn
- Chứng chỉ bảo mật SSL: Trang web cần có độ bảo mật cao, an toàn cao để tạo được sự tin tưởng cho khách hàng và được Google đánh giá cao
- Website Responsive: Trang web thân thiện với người dùng, hiển thị đẹp trên tất cả các loại màn hình và thiết bị di động. Yêu cần thiết kế website thân thiện trên mọi trình duyệt.
2/ Xét về nội dung trang web
- Nội dung của website là yếu tố quan trọng giúp 1 trang web có lên Top được hay không. Bạn cần liên tục cập nhật các nội dung mới cho website, viết các bài viết chất lượng, cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng.
- Mỗi bài viết nên có độ dài từ 600 - 2500 từ, bài viết có đầy đủ thẻ H1. H2, H3, H4,... từ khóa được phân bổ hợp lý, viết chuẩn SEO sẽ được Google ưu tiên xếp hạng cao.
- Tránh viết bài cẩu thả, copy từ các trang khác về xào lại, spam từ khoá, các lỗi chưa tối ưu bài viết và hình ảnh.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ bài viết trình bày về Top 3 công cụ đánh giá website của Google mà bạn nên thường xuyên sử dụng để kiểm trang cho trang web của mình. Đừng quên code website chuẩn SEO, xây dựng nội dung tốt để trang web của bạn có thể đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm một cách nhanh nhất.
Nếu bạn muốn thiết kế website miễn phí chuẩn SEO thì hãy click ngay vào link bên dưới nhé!
Tạo website miễn phí tại đây
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!