Chăm sóc website là gì – 8 Cách chăm sóc website tốt nhất 2022
Không có gì là “tự nhiên”, bạn cần bỏ thời gian và công sức để chăm sóc website thì mới có thể đạt được hiệu quả kinh doanh như mong muốn. Tuy nhiên, không phải ai khi mới bắt đầu phát triển web cũng biết được cách tip giúp trang web dễ dàng lên TOP tìm kiếm?
Vì vậy, trong bài viết này, Ezi Solutions sẽ bật mí những bí quyết hay để phát triển website, mời bạn cùng theo dõi.
Chăm sóc website là gì? Những điều cần biết!
1/ Chăm sóc website là gì?
Chăm sóc website là công việc thường ngày của mỗi nhà quản trị web. Đây là những công việc được thực hiện sau thiết kế web nhằm đảm bảo web vận hành ổn định và thông suốt.
2/ List các công việc chăm sóc web.
Chăm sóc website bao gồm các công việc sau đây:
- Kiểm tra, bảo trì, sửa lỗi cho trang web kịp thời
- Update thông tin/ bài viết mới mẻ, các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng
- Theo dõi web thông qua các công cụ đánh giá và phân tích trang web để đảm bảo rằng website của bạn vẫn hoạt động tốt.
- Đưa ra các chiến lược phát triển website, tối ưu web chuẩn SEO.
- Check tốc độ load trang, độ an toàn/ bảo mật thông tin để đảm bảo tất cả các vấn đề này đều ổn.
3/ Lý do bạn cần chăm sóc trang web của mình?
Vì sao bạn cần chăm sóc website
Mục đích chính khi chăm sóc website mỗi ngày nhằm:
- Đảm bảo website của bạn hoạt động thông suốt và ổn định.
- Giúp trang web có thứ hạng cao trên Top tìm kiếm của Google.
- Bán được nhiều hàng hơn, bùng nổ doanh số
- Khẳng định thương hiệu của công ty, doanh nghiệp
Bật mí 8 cách chăm sóc website đạt hiệu quả nhất
1/ Cập nhật nội dung mới
Bạn cần lên bài viết, cập nhật thông tin mới, video/ hình ảnh, các chương trình khuyến mãi… mỗi ngày để thu hút khách hàng.
Điều này, không chỉ giúp cho Google biết trang web của bạn vẫn còn hoạt động, mà việc cung cấp thông tin hữu ích đến khách hàng cũng giúp phủ sóng thương hiệu, hoạt động kinh doanh trên web diễn ra tốt hơn.
Tuy nhiên, đừng quên tối ưu chuẩn SEO cho bài viết.
Chú trọng cập nhật nội dung mới cho website
2/ Update giao diện tươi mới cho website
Hãy thường xuyên cập nhật hình ảnh nổi bật mới trên website. Chia sẻ những hoạt động thú vị sắp diễn ra trên trang web của bạn cho khách hàng biết. Hãy đặt mình vào vị trí của người dùng, sẽ thật nhàm chán khi khách hàng thấy website của bạn không có thay đổi nào theo thời gian.
3/ Chú trọng thiết kế website theo chuẩn UX- UI
Tối ưu trải nghiệm người dùng trên trang web, giúp website của bạn được Google đánh giá cao. Quan trọng hơn là mang đến trải nghiệm hoàn hảo nhất cho khách hàng khi truy cập vào website của bạn. Như vậy, hiệu quả chuyển đổi sẽ tốt hơn, doanh thu bán hàng cũng tăng theo.
Xem thêm: UX UI Là Gì? Quy Trình Thiết Kế UX UI Cho Website Mà Bạn Nên Biết
4/ Tối ưu website trên các công cụ tìm kiếm
Tối ưu chuẩn SEO cho website bắt đầu từ việc thiết kế giao diện web chuẩn SEO và tối ưu bài viết/ hình ảnh trên website chuẩn SEO. Bạn cần thực hiện công việc này để đạt được hiệu quả SEO web tốt nhất.
Nếu bạn chưa có trang web thì hãy tạo lập ngay website miễn phí chuẩn SEO tại đây.
5/ Thay đổi thiết kế, cấu trúc website khi cần
Bạn cần liên tục update các xu hướng thiết kế website mới. Giao diện và công nghệ thiết kế web thay đổi từng ngày, thay đổi theo nhu cầu và sở thích của người dùng.
Do vậy, hãy đảm bảo website của bạn không bị “lỗi thời” so với sự phát triển chung.
6/ Đảm bảo tốc độ load trang và tính ổn định của website
Trang web cần đảm bảo tốc độ tải trang càng nhanh càng tốt. Một website load chậm có thể khiến khách hàng của bạn nhanh chóng thoát trang, đi đến trang web của đối thủ.
Hơn nữa, Google cũng đánh giá thấp những website có tốc độ load trang chậm, thường xuyên gặp lỗi và sự cố, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Website cần đảm bảo tốc độ load trang
Xem thêm: 12 nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ truy cập website
7/ Theo dõi, kiểm tra website mỗi ngày, kịp thời khắc phục lỗi
Bạn cần sử dụng các công cụ theo dõi và đánh giá website, ví dụ như Google Webmaster, để theo dõi hiệu suất hoạt động của website, phát hiện các lỗi không truy cập (404) hoặc các link lạ và các sự cố khác có thể xảy ra.
8/ Đưa ra đánh giá về hiệu quả của trang web
Bạn cần theo dõi website thông qua các chỉ số để biết được trang web của mình đang hoạt động tốt hay không? Từ đó, đưa ra các chiến lược phát triển website phù hợp, hiệu quả cao hơn. Bạn có thể dùng Google Analytics để theo dõi các chỉ số từ tổng quát đến chi tiết của website.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ bài viết chia sẻ về cách chăm sóc website đạt hiệu quả tốt nhất. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc bạn phát triển trang web lớn mạnh, có độ phủ sóng rộng rãi trên môi trường internet và kinh doanh tốt hơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Eziweb. Nếu có bất kì câu hỏi nào về vấn đề này hãy để lại bình luận phía dưới bài viết.
Nếu muốn lập website miễn phí và các mẹo phát triển website hay hơn. Mời bạn đọc thêm các bài viết khác trên Eziweb.