<meta name="facebook-domain-verification" content="7vurabtwi6o6g0nsyhv47azrhrbahl" />

Bounce rate là gì – Cách tối ưu web để giảm tỷ lệ Bounce Rate tốt nhất

Bounce rate là gì – Cách tối ưu web để giảm tỷ lệ Bounce Rate tốt nhất

Bounce rate – Tỷ lệ thoát trang là một chỉ số đánh giá quan trọng trong Google Analytics. Đây là vấn đề các nhà quản trị web và các bạn SEOer đặc biệt quan tâm, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này.

Trong bài viết này, Eziweb sẽ chia sẻ tất tần tật kiến thức liên quan đến Bounce rate và cách tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả cho website. Mời bạn cùng theo dõi!

Những điều cơ bản cần biết về Bounce rate

1/ Bounce rate là gì?

Bounce rate – Tỷ lệ thoát trang. Tỷ lệ thoát trang là do phần lớn người dùng khi truy cập vào website của bạn đã thoát ngay sau đó mà không tìm hiểu bất kỳ thông tin gì hay thực hiện các điều hướng mà bạn mong muốn như: đọc bài viết, nhấp vào liên kết, đặt hàng, điền form, đăng ký, đặt lịch, tư vấn….

Nếu người dùng không ở lại lâu trên website của bạn thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ rất thấp, không có mong đợi gì nhiều.

2/ Bounce rate quan trọng như thế nào đối với SEO?

Bounce Rate quan trọng như thế nào đối với SEO?

Bounce Rate quan trọng như thế nào đối với SEO?

Là một trong những chỉ số đánh giá website của Google, nếu như tỷ lệ thoát trang của bạn cao (nhanh) thì điểm SEO sẽ thấp, ảnh hưởng đến xếp hạng của trang web.

3/ Bounce Rate bao nhiêu là tốt?

Mỗi website đều có tỷ lệ thoát trang khác nhau, tùy vào lĩnh vực và loại trang web. Tuy nhiên, Bounce Rate tốt nhất nên nằm trong khoảng 

Đối với những website tin tức giải trí, người đọc chuyển từ trang này sang trang khác nhiều nên tỷ lệ thoát trang sẽ thấp. Còn các website doanh nghiệp, trang web bán hàng/ dịch vụ nơi khách hàng tìm kiếm thông tin hữu ích và mua hàng thì điểm Bounce Rate sẽ cao hơn.

Xem thêm: 5 Cách Quản Trị Website Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu

Cách tính lượt truy cập và tỷ lệ Bounce Rate của Google Analytics

1/ Lượt truy cập (visit)

Hay còn gọi là phiên truy cập (session) là một nhóm hit tương của người dùng với website được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. 

Các tương tác này bao gồm: pageview, scrollview, sự kiện, giao dịch … tạo thành các dữ liệu được chuyển đến Google Analytics để tổng hợp lại.

Tuy nhiên, thống kê trên Google Analytics sẽ luôn cao hơn số lượng người dùng thực tế.

Cách tính lượt truy cập tỷ lệ Bounce RateCách tính lượt truy cập tỷ lệ Bounce Rate

2/ Lượt truy cập trang duy nhất (Single page visit)

Có nghĩa là người dùng chỉ truy cập một trang duy nhất của website và rời khỏi trang web/ landing page bán hàng mà không truy cập thêm vào trang web nào khác nữa.

GA sẽ thống kê lại dữ liệu này của người dùng trên website của bạn thông qua tiêu chí:

  • Click vào nút Quay lại (Back)
  • Đóng trình duyệt (cửa sổ / tab)
  • Nhập URL mới trên thanh địa chỉ
  • Không thực hiện bất kỳ tương tác nào (phiên hết hạn sau 30 phút)

3/ Cách tính tỷ lệ thoát trang trong Google Analytics

Bounce rate của trang web (tỷ lệ thoát): Là phần trăm số lượt truy cập trang duy nhất (hay còn gọi là phiên truy cập) mà người dùng rời khỏi website ngay sau khi truy cập vào trang web mà không không thêm bất kỳ trang nào khác

4/ Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate của 1 trang web

Cách tính: Tổng số lượt Bounce chia cho Tổng số Entrance

Trong đó:

  • Điều kiện để tính: Trên cùng một trang và cùng một khoảng thời gian nhất định
  • Bounce: Có nghĩa là số lượt xem trang web, đồng thời với mỗi lượt xem website đó chỉ có một GIF request
  • Entrance: Tổng số lần truy cập của người dùng vào trang web của bạn.

5/ Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate của toàn bộ website

Bounce Rate của Toàn bộ web = Tổng số lượt Bounce/ Tổng số Entrance

Trong đó:

  • Điều kiện: Trên tất cả các trang web và trong cùng một khoảng thời gian nhất định
  • Chỉ số Bounce và Entrance: Như trên

Xem thêm: Google Analytics là gì? Cách sử dụng Google Analytics 2022

Nguyên nhân khiến người dùng muốn thoát trang?

Tìm hiểu nuyên nhân dẫn đến tỉ lệ thoát trangTìm hiểu nuyên nhân dẫn đến tỉ lệ thoát trang

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người dùng vừa vào trang web của bạn đã thoát trang ngay lập tức hoặc nhanh chóng rời khỏi website.

Trong đó Eziweb đã tổng hợp lại các nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này:

  • Giao diện website xấu
  • Trang web khó tìm kiếm thông tin
  • Bố cục website chưa rõ ràng thống nhất
  • Điều hướng người dùng trên website chưa tốt
  • Các liên kết trong bài viết có thể bị hỏng
  • Website hiển thị lỗi trên thiết bị di động
  • Bài viết không hay, content/ hình ảnh không hấp dẫn
  • Người dùng không tìm thấy thông tin họ mong muốn
  • Tốc độ load trang web chậm
  • Chương trình khuyến mãi hoặc giá bán sản phẩm dịch vụ của bạn chưa cạnh tranh
  • Trang web nhìn thiếu tính chuyên nghiệp
  • Chất lượng traffic website chưa tốt, chưa đúng tệp khách hàng dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao
  • Người dùng tìm kiếm từ khoá mơ hồ, kết quả trả về không đúng mong muốn nên họ nhanh chóng rời trang
  • ....

Bật mí 15 cách giảm tỷ lệ thoát trang, tối ưu Bounce rate cho trang web

Bạn cần chú ý các vấn đề sau đây để tối ưu Bounce rate, giảm thiểu tỷ lệ thoát trang cho website. Đôi khi tỷ lệ thoát trang trên web không phải lúc nào cũng do website của bạn, tuy nhiên bạn vẫn cần để tâm nhé!

 1/ Tăng tốc độ load trang của website

Thời gian load trang càng ngắn càng tốt. Đôi khi trang web load chậm vài 3 giây người dùng đã mất kiên nhẫn mà rời sang website khác.  Vì vậy, trang web cần có tốc độ load trang nhanh để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

2/ Thiết kế website khoa học

Bạn cần thiết kế trang web có bố cục rõ ràng, các danh mục trên website được sắp xếp phù hợp, đảm bảo tính thống nhất và dễ tìm kiếm thông tin của trang.

Bên cạnh đó, trang web cần cung cấp các thông tin hữu ích để giữ chân được người dùng ở lại website của bạn lâu hơn.

3/ Chú trọng điều hướng người dùng

Trang web cần chú trọng đến các nút kêu gọi hành động CTA và cách điều hướng người dùng hiệu quả. Hãy thiết kế nút CTA nổi bật hay các đường dẫn link cần dễ nhìn.

4/ Cung cấp thông tin hữu ích

Thông thường người dùng sẽ tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm rồi mới click vào bài viết trên website của bạn. Vì vậy, bài viết trên trang web của bạn cần cung cấp thông tin hữu ích, viết ngắn gọn, đơn giản, dể hiểu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của người dùng.

Nếu như việc này không được đáp ứng, người dùng sẽ nhanh chóng rời khỏi website của bạn.

5/ Thiết kế giao diện web hiện đại, bắt mắt

Đầu tư giao diện web bắt mắt, hiện đạiĐầu tư giao diện web bắt mắt, hiện đại

Một giao diện web đẹp sẽ giữ chân người dùng ở lại lâu hơn, chính vì thế giao diện website là yếu tố quan trọng hàng đầu của một website.

Hãy đặt mình vào vị trí của người dùng, ai muốn tìm hiểu thông tin trên 1 trang web sơ sài, giao diện xấu và nhàm chán?

6/ Tối ưu website của bạn thân thiện với các thiết bị di động

Thời đại của các thiết bị thông minh lên ngôi, người dùng đa phần lướt web bằng thiết bị di động như: điện thoại, máy tính bảng vì vậy hãy chú ý đến tính thân thiện của website trên các thiết bị này nhé.

Trang web hiển thị lỗi trên điện thoại là nguyên nhân chính khiến người dùng muốn rời đi.

7/ Thông tin trên website càng dễ đọc càng tốt

Tránh viết những đoạn văn dài khiến người dùng “ngại đọc”. Nội dung trên website cần ngắn gọn, dễ hiểu. Bài viết hãy chia thành các đoạn nhỏ, ý nhỏ, gạch đầu dòng các ý chính để người dùng dễ dàng nắm bắt thông tin hơn.

Chú ý đến tính thẩm mỹ và cách trình bày nội dung.

8/ Content độc đáo, sử dụng đa dạng các loại nội dung

Thu hút và giữ chân khách hàng bằng cách viết content, sử dụng đa dạng nội dung như: hình ảnh, video để tạo sự hấp dẫn, tránh nhàm chán cho bài viết.

9/ Chú ý đến từ khoá

Đặt tiêu đề, các thẻ H trong bài viết cần chứa từ khoá chính và từ khóa phụ liên quan. Điều này không chỉ giúp Google quét được nội dung của bạn dễ dàng hơn mà bài viết của bạn cũng là vấn đề người dùng đang quan tâm. Như vậy, sẽ hạn chế được tỷ lệ thoát trang hơn.

10/ Xác định đối tượng người dùng

Mỗi lĩnh vực sẽ có một tệp khách hàng và đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau. Bạn cần bám vào các vấn đề tệp khách hàng của mình quan tâm để viết bài, lên nội dung cho website. Để đảm bảo rằng những gì trên website của bạn chính là vấn đề người dùng đang thắc mắc.

11/ Nói không với cửa sổ Popup

Tránh xa các cửa sổ Popup vì tâm lý của người dùng không thích quảng cáo làm phiền. Nếu nhất định phải có quảng cáo, hãy hiển thị chúng tinh tế để không ảnh hưởng đến nội dung người dùng muốn tìm hiểu trên website của bạn.

Bạn cũng cần giới hạn các quảng cáo gây phân tâm cho khách hàng trên website của mình

12/ Tập trung tốt vào liên kết nội bộ

Chú trọng điều hướng người dùng sang các bài viết hoặc trang web khác của bạn để giữ chân người dùng ở lại lâu hơn trên website. Tuy nhiên, cần tránh các link bị hỏng, khách hàng click vào bị lỗi.

Đồng thời, đảm bảo click vào link liên kết sẽ mở ra tab mới. Như vậy sẽ hạn chế được tỷ lệ thoát trang hơn.

13/ Cập nhật nội dung mới

Đảm bảo tính tươi mới cho website bằng cách cập nhật nhiều thông tin hữu ích mỗi ngày, thay đổi hình ảnh nổi bật trên website thường xuyên để thu hút khách hàng.

14/ Mức độ tin cậy và tính chuyên nghiệp

Chú ý đến mức độ đáng tin cậy và chuyên nghiệp của trang web

Mức độ đáng tin cậy là cảm giác của người dùng khi lướt web. Khách hàng có thể nhanh chóng thoát trang nếu website thiếu sự tin tưởng. Vì vậy, đầu tư thiết kế giao diện website đẹp và khoa học. Trang web cập nhật đầy đủ thông tin của công ty, sản phẩm, dịch vụ… tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

15/ Cài đặt Google Analytics và các công cụ khác

Hãy cài đặt Google Analytics để nhận thông báo về tình trạng, hiệu quả hoạt động website của bạn thông các chỉ số cụ thể được cập nhật mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn có thể cài đặt thêm Microsoft Clarity để ghi lại chính xác lượt truy cập và hành động của khách hàng trên website của bạn.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ bài viết chia sẻ về bounce rate, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cách tính tỷ lệ thoát trang cho website cũng như cách khắc phục.

Hy vọng thông tin và hữu ích đối với bạn, chúc bạn điều chỉnh và tối ưu bounce rate tốt hơn cho website để tăng tỷ lệ chuyển đổi và bùng nổ doanh số.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Eziweb.

>> Tạo website kinh doanh miễn phí 5 phút tại đây

ĐĂNG BỞI
Để lại bình luận
0 bình luận